Chỉ số EER là gì? Lợi ích của chỉ số EER máy lạnh
EER là chỉ số khá quan trọng, đánh giá khả năng tiết kiệm điện năng của một điều hòa bất kì. Vậy bạn có biết chỉ số EER máy lạnh là gì không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Thanh lý 247 đi tham khảo thông tin trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Thực tế cho thấy, có một số chỉ số quyết định đến khả năng tiết kiệm điện của điều hòa, nhưng lại có rất ít người biết và quan tâm đến chúng. Đó là chỉ số EER. Vậy, chỉ số EER là gì nhỉ?
Tóm tắt nội dung
Chỉ số EER máy lạnh là gì?
EER – viết tắt của từ Energy Efficiency Ratio: Là chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng của mỗi điều hòa. Và một lần nữa chúng tôi khẳng định rằng điều hòa dân dụng nào cũng có một chỉ số EER nhất định.
Còn với điều hòa hệ thống, chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng không gọi là EER. Mà chúng được viết tắt là SEER – Seasonal Energy Efficiency Ratio, nghĩa là hiệu suất năng lượng theo mùa.
>>> Đã có rất nhiều nước trên Thế giới lấy chỉ số EER làm tiêu chuẩn xuất xưởng cho các thiết bị điện tử – điện lạnh. Và đến năm 2014, Việt Nam cũng đã bắt đầu áp dụng chỉ số này. Các thiết bị điện tử trên thị trường được phân phối, nhập khẩu và xuất khẩu chỉ khi đạt được chỉ số EER từ mức tối thiểu trở lên.
Cách tính chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng EER máy lạnh
Chỉ số EER – Chỉ số hiệu suất năng lượng của điện tử – điện lạnh và điều hòa nói chung không được thể hiện trên bề mặt. Các thông số kỹ thuật trên bao bì hay bản giới thiệu thông tin của điều hòa tại các siêu thị cũng rất ít có ghi chỉ số này. Vì vậy, để biết chính xác chỉ số này, bạn cần tự thực hiện công việc tính toán.
Chỉ số hiệu suất năng lượng của máy lạnh được đo bằng tỉ số công suất lạnh với công suất điện tiêu thụ:
EER =BUT/W
Với các đơn vị khác, ta có thể quy đổi như sau:
- 1HP = 9000 BTU
- 1 BTU = 2,93 W
- 1W = BTU/2,93
Trong đó:
+ BTU: Công suất lạnh của điều hòa
+ W Công suất của máy lạnh
Ví dụ: Bạn đang sở hữu một chiếc điều hòa có công suất làm lạnh là 1HP, Công suất tiêu thụ điện là 790W.
>>> Khi đó, chỉ số EER sẽ là 9000/790 = 11,3
Nếu bạn đang sở hữu điều hòa có công suất làm lạnh là 1HP và công suất tiêu thụ là 1200W.
>>> Khi đó, chỉ số EER sẽ là 9000/1200 = 7.5
Điều hòa nào có chỉ số EER càng cao thì hiệu quả làm việc của chúng càng tốt. Khi đó đương nhiên, điều hòa có công suất tiêu thụ điện là 790 sẽ có khả năng làm việc tốt hơn rồi!
Tuy nhiên, chỉ số EER chỉ được áp dụng với những điều hòa thông thường. Vậy còn điều hòa Inverter, chúng ta sẽ phải tính toán như thế nào?
EER có được áp dụng cho điều hòa Inverter không?
EER- chỉ số hiệu suất điện năng này chỉ có thể áp dụng cho những điều hòa thông thường. Còn với điều hòa Inverter thì lại khác. Chúng ta sẽ sử dụng chỉ số CSPF. Chỉ số này sẽ giúp ta đánh giá điều hòa có tích hợp các công nghệ mới được hiệu quả hơn.
CSPF – chỉ số hiệu suất điện lạnh toàn mùa. Chỉ số này cho chúng ta biết, tương ứng với 1kWh tiêu thụ điện, ta sẽ nhận được bao nhiêu hơi lạnh từ không gian, tính cả yếu tố nhiệt độ thay đổi theo mùa trong 1 năm.
Giá trị của CSPF càng cao, thì hiệu suất làm lạnh càng lớn.
Tương tự với EER, CSPF được tính bằng công thức:
CSPF= CSTL/CSTE
Trong đó:
CSTL: Tổng nhiệt lượng mà máy diều hòa lấy đi từ không gian trong toàn mùa
CSTE: Tổng lượng điện năng tiêu thị bởi máy điều hòa trong toàn mùa
Cách tính toán thời gian hoàn lại vốn cho sản phẩm điều hòa bạn chọn mua
Thông thường, những điều hòa có chỉ số EER cao sẽ đồng nghĩa với việc sở hữu mức giá cao hơn. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng liệu phân tiết kiệm của chỉ số EER có bù lại được số tiền chênh lệch khi bỏ ra mua một sản phẩm đắt tiền hơn không?
Chúng ta hãy cùng so sánh giữa 2 chiếc điều hòa có cùng công suất làm lạnh là 10.000 BTU. Và điều hòa B đắt hơn điều hòa A là 1 triệu đồng.
+ Điều hòa A có chỉ số EER là 8.3. Với công suất tiêu thụ điện là 1.2 kWh.
+ Điều hòa B có chỉ số EER là 10. Với công suất tiêu thụ điện là 1 kWh.
Nếu như 2 chiếc điều hòa này cùng sử dụng 8 tiếng/ ngày. Và sử dụng liên tục trong 5 tháng hè với mức giá 1,800đ/kWh. Tính trung bình 1 tháng có 30 ngày, thì số giờ hoạt động của từng máy A và B là 8*5*30=1200 giờ.
Khi đó, tiền điện của từng máy điều hòa sẽ được tính như sau:
– Điều hòa A: Tiền điện = 1.2 * 1200 * 1800 = 2,592,000 đồng
– Điều hòa B: Tiền điện = 1 * 1200 * 1800 = 2,160,000 đồng
Vậy, sau 5 tháng, điều hòa B tiêt kiệm hơn điều hòa A là 432,000 đồng.
>>> Như vậy, nếu sử dụng trong một thời gian dài thì chắc chắn điều hào B sẽ tiết kiệm hơn điều hòa A rất nhiều.
Chỉ số EER – chỉ số hiệu suất năng lượng máy lạnh mang lại những lợi ích gì?
Thông thường, chỉ số EER sẽ tỉ lệ thuận với giá cả khi bạn tìm mua một sản phẩm điều hòa bất kì. Tuy nhiên, nhờ có chỉ số này bà bạn biết mình sẽ tiết kiệm được khoảng bao nhiêu chi phí về điện năng cũng như việc sửa chữa hay thay mới chúng.
>> Một số chỉ số EER bạn có thể tham khảo
Chỉ số EER càng cao, lại càng giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong cả thòi gian sử dụng. Đặc biệt, ở những nơi nhiều người như văn phòng, doanh nghiệp,… những nơi đòi hỏi điều hòa phải hoạt động liên tục, thì chỉ số EER lại càng được phát huy khả năng của mình.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết EER là gì? Lợi ích chỉ số hiệu suất năng lượng trên máy lạnh EER mang lại rồi chứ? Vậy, nếu bạn chưa có điều hòa, thì hãy tham khảo ngay để lựa chọn được những ản phẩm chất lượng nhất nhé! Còn bạn nào có rồi, thì hãy thử tính xem chỉ số EER trên điều hòa của nhà mình là bao nhiêu. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Thanh lý 247 nhé!
Là đơn vị lâu năm trong lĩnh vực điều hòa nói chung và thanh lý điều hòa, chúng tôi hiểu được sự cần thiết của sản phẩm này đối với những người dùng, cả người mua và người bán. Vì vậy, thanh lý điều hòa – cơ sở thu mua điều hòa, máy lạnh cũ HCM, HN cũng như khắp các tỉnh thành khác trên Toàn quốc của Thanh lý 247 luôn tạo điều kiện tốt nhất để bạn có thể trao đổi, mua bán hàng hóa một cách nhanh chóng với giá cả phải chăng nhất!