Nhà phân phối là gì? Tiêu chí lựa chọn nhà phân phối
Trong cả một quá trình dài, từ sản xuất sản phẩm đến đưa chúng ra thị trường, đến tay khách hàng. Chúng ta không thể bỏ qua một thành phần quan trọng – đó là các nhà phân phối. Vậy, nhà phân phối là gì? Các tiêu chí lựa chọn nhà phân phối, cũng như sự khác nhau giữa nhà phân phối và đại lý là như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Nhà phân phối là gì? Khái niệm nhà phân phối?
Nhà phân phối là đơn vị trung gian giữa công ty sản xuất và khách hàng. Nhằm kết nối các sản phẩm của công ty đến đại lý cũng như mọi người tiêu dùng có nhu cầu. Có thể hiểu một cách đơn giản, nhà phân phối cũng là những đơn vị mua hàng từ công ty sản xuất, sau đó bàn lại cho các nhà phân phối nhỏ hơn, đại lý hoặc thậm chí là người tiêu dùng.
Từ khái niệm này, chúng ta đã thấy tầm quan trọng của những nhà phân phối đối với đơn vị sản xuất hay người tiêu dùng chưa?
Mô hình kinh doanh từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng được mô tả chi tiết trong sơ đồ dưới đây.
Hình thức phân phối hàng hòa từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng
Bất kì sản phẩm/dịch vụ nào từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua những khâu không gian nhất định. Bên cạnh một số ít sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng từ nhà sản xuất, thì số còn lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống phân phối cấp 1 của đơn vị sản xuất với hệ thống trung gian và các đơn hàng bán lẻ.
Nhưng, hình thức phân phối phổ biến nhất của mọi đơn vị hiện nay là doanh nghiệp sẽ bán hàng hòa cho một hệ thống phân phối. Các nhà phân phối đó sẽ tiếp tục vận chuyển hàng hóa đến những ai có nhu cầu.
Thông thường, các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ đều có:
- Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước
- Giá cả hợp lý, phù hợp với từng loại sản phẩm mà đơn vị đó phân phối
- Có khả năng chiếm lĩnh thị trường
- Không bị chồng chéo về quyền lợi
- Có hệ thống nhà phân phối độc quyền
- Có khả năng đầu tư hiệu quả, mang lại lợi nhuận ổn định
- Luôn có những đề xuất mới, cải tiến mới về sản phẩm của mình, nhằm mang lại lợi ích và thu hút người tiêu dùng
- Sản phẩm được nhiều người dùng yêu thích
Vậy, các doanh nghiệp/đơn vị sản xuất mong muốn gì ở những nhà phân phối đó?
Các tiêu chí lựa chọn nhà phân phối chất lượng của các doanh nghiệp
Để lựa chọn được một nhà phân phối sản phẩm lâu dài, các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm tòi và đưa ra những tiêu chí riêng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình.
Hầu hết, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí lựa chọn nhà phân phối chất lượng dựa vào những yêu cầu cơ bản sau:
- Không mâu thuẫn quyền lợi
Phương án tối ưu nhất là doanh nghiệp lựa chọn được nhà phân phối độc quyền cho mình. Nghĩa là, đơn vị phân phối đó chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một nhà sản xuất.
Nếu không, bạn cũng có thể chấp nhận nhà phân phối kinh doanh những mặt hàng khác. Miễn sao, chúng không phải là sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình.
- Có khả năng về tài chính
Khả năng về tài chính là hết sức cần thiết, bạn cần lựa chọn những đơn vị đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho sự đầu tư hàng hóa. Đặc biệt là những trang thiết bị phục vụ cho việc phân phối được thuận lợi, đễ dàng như: Phương tiện di chuyển, máy móc quản lý, nhân sự, kho bãi lưu trữ sản phẩm,….
- Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa
Các đơn vị sản xuất nên lựa chọn những nhà phân phối đã ó kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Để những sản phẩm của mình có thể đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng nhất. Hoặc ít nhất, những nhà phân phối đó cũng đã phân phối những sản phẩm/hàng hóa cùng lĩnh vực với mình.
Vì sao lại vậy? Bởi chỉ khi hiểu được sản phẩm đó là gì, chức năng của chúng ra sao, chúng ta mới có thể giải thích được cho khách hàng hiểu. Từ đó, tăng khả năng bán hàng, đồng thời cũng có thể giới thiệu sản phẩm đó đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
>>> Hiểu được sản phẩm là thế mạnh của các nhà phân phối, mà trong quá trình phân phối và hoạt động, thì chắc chắn sẽ cần vận dụng và áp dụng vào.
- Nhà phân phối có bộ phận phân phối độc lập
Nhất định nhà phân phối đó phải có bộ phận phân phối sản phẩm độc lập, riêng biệt. Công việc phân phối phải được tách rời, và được theo dõi – kiểm soát bằng những hệ thống quản lý và báo cáo riêng, để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Có khả năng hậu cần
Nhà phân phối phải thiết lập được hệ thống giao nhận từ các kho chứa sản phẩm đến tất cả những cửa hàng trong phạm vi nào đó. Đồng thời, hàng hóa phải được giao theo đúng thời gian quy định, tránh tình trạng lỡ hàng, lỡ thời gian của khách hàng, của các đại lý.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn đưa ra yêu cầu khắt khe hơn: Nhà phân phối phải có khả năng chuyên chở hàng hóa từ kho của đơn vị sản xuất.
- Có kho chứa hàng
Đây là yêu cầu tất yếu, đảm bảo hàng hòa không bị thiếu hụt hay thất thoát trong bất kì trường hợp nào. Tùy vào độ luân chuyển, quy mô nhà phân phối mà họ có kho hàng với độ lớn khác nhau.
- Nhà phân phối phải có khả năng điều hành và khả năng quản lý
Chắc chắn rồi! Mỗi nhà phân phối phải có trách nhiệm điều hành, quản lý và hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên phân phối hàng hóa. Bao gồm: Đội hậu cần, đội kế toán, đội tin học,…. Tất cả đều hoạt động một cách nhịp nhàng và đồng bộ.
Hơn nữa, nhà phân phối cũng phải có hệ thống thông tin đủ mạnh và chất lượng. Nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất về phương thức đặt hàng, thống kê, báo cáo số lượng hàng đã bán, hàng tồn kho,…
- Tư cách pháp nhân tốt
Nhà phân phối phải là đơn vị tuân thủ những quy định hiện hành theo Luật pháp Việt Nam.
- Luôn có tính thần trách nhiệm, nhiệt tình và khả năng hợp tác cao
Tiêu chí cuối cùng không thể bỏ qua khi các doanh nghiệp, các cơ sở tìm nhà phân phối sản phẩm là sự nhiệt tình và tinh thần hợp tác cao trong việc triển khai mọi chính sách phân phối của doanh nghiệp sản xuất.
Đó là các tiêu chí lựa chọn nhà phân phối. Vậy còn các đại lý thì sao? Đại lý và nhà phân phối khác nhau như thế nào? Và việc tìm kiếm đối tác làm đại lý thì sao? Có cần thiết phải thông qua nhiều tiêu chí đến vậy không nhỉ? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nhà phân phối và đại lý khác nhau như thế nào?
Rất nhiều khách hàng và đơn vị sản xuất đã bị nhầm giữa 2 khái niệm đại lý và nhà phân phối. Chúng có làm các bạn nhầm lẫn Không? Dưới đây là sự phân biệt cơ bản.
Nhà phân phối | Đại lý |
Là đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất và các đại lý, đơn vị bán lẻ. | Là công ty hay cá nhân đã kí kết hợp đồng mua bán với nhà phân phối. |
Có thể cung cấp sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng. Hoặc có thể phân phối sản phẩm đến nhiều đại lý. | Chỉ cần bán hàng và nhập hàng. Không được bán hàng giả/hàng nhái. Nếu vi phạm sẽ bị tước quyền |
Có mối quan hệ khá thân thiết với các nhà sản xuất. | Có mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Trực tiếp cung cấp sản phẩm đến khách hàng. |
Bên cạnh việc phân phối sản phẩm, nhà phân phối còn phải đảm nhận những nhiệm vụ như: Marketting, giới thiệu thương hiệu,… giúp nhiều khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm của họ. | Có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau đến cho khách hàng. Nhưng địa lý sx không thể tập trung quảng bá cho một loại sản phẩm hay dịch vụ tiêu biểu nào. |
Nói chung, tuy cùng làm một nhiệm vị là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nhưng nhà phân phối và đại lý là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc hiểu và vận dụng 2 hình thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Đặc biệt, một nhà phân phối độc quyền sẽ giúp các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất hoạt động hiệu quả. Đồng thời cũng tránh được những xung đột không đáng có về lợi ích.
Đến đây, bạn đã biết nhà phân phối là gì? Những tiêu chí lựa chọn nhà phân phối chất lượng, cũng như cách phân biệt nhà phân phối và đại lý chưa? Đừng quên ghé qua Thanh lý 247 – đơn vị chuyên thu mua hàng thanh lý tại Đồng Nai, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn bán hàng thanh lý được với mức giá cao nhất nhé!