Ram là linh kiện quan trọng không kém gì CPU, đóng vai trò quan trọng trong máy chủ và máy chủ ảo. Đến một lúc nào đó dung lượng Ram không đủ khả năng phục vụ các ứng dụng chạy cùng lúc trên nó. Việc nâng cấp là điều cần thiết. Với việc tìm hiểu các thông số cơ bản, phổ biến của Ram server sẽ giúp ích hơn cho bạn khi lựa chọn Ram phù hợp cho server của mình.
Những giải đáp sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chuyên sâu hơn về ý nghĩa các thông số trên Ram server.
Tóm tắt nội dung
Ram server là một linh kiện trong hệ điều hành máy tính, thường được sử dụng trong hệ thống server hay system server. Đây là linh kiện khá quan trọng vì nó quyết định đến số lượng và kích cỡ chương trình được chạy hay xử lý vào cùng một lúc như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.
Trên thị trường có khá nhiều loại Ram với các hãng sản xuất khác nhau. Có 2 loại Ram chính đó là SDR (Single Data Rate) SDRAM và DDR (Double Data Rate) DDRAM. Về cơ bản cấu trúc 2 loại Ram này khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả 2 điểm lên , xuống của tín hiện nên tốc độ nhanh gấp đôi. Riêng đối với các loại ram server thì loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp.
Các thông số được hiển thị trên Ram server cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản. Giúp bạn có thể rẽ dàng lựa chọn Ram phù hợp cho server của mình khi quyết định nâng cấp.
Tốc độ của thanh Ram. Tất nhiên tốc độ càng cao thì khả năng truyền dữ liệu càng lớn và do đó sẽ hữu ích hơn. Có 2 cách viết đối với bus / tốc độ của 1 thanh ram: PC3-10600R và DDR3-1333MHz. Cả 2 cách viết này đều chỉ cùng 1 ý nghĩa. Chúng ta có những con số thông dụng: 1333MHz (10600 / 10666), 1600MHz (12800), 1866MHz (14900) hay 2133MHz (17000)
Đây là thành phần quan trọng nhất đối với Ram server hiện nay. Có hai loại Ram ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Chúng ta cũng sẽ thấy những tên gọi khác của chúng tương ứng là UDIMM và RDIMM (cách gọi dân dã hơn có thể là ECC (thường) và ECC Reg).
Ram ECC có cơ chế sửa lỗi 1 lần còn Ram ECC Reg có cơ chế sửa lỗi 2 lần (không giống nhau: 1 cơ chế giống như ECC unbuffered, 1 cơ chế sửa lỗi đi qua các thanh ghi – registered).
Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “refresh – làm tươi”.
Là thời gian được tính từ khi dữ liệu được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu. Là thông số liên quan đến thời gian và độ trễ nên thông số cas càng thấp thì khả năng truyền dữ liệu sẽ càng nhanh và ngược lại cas càng cao thì thời gian truyền dữ liệu sẽ càng lâu hơn. Với thế hệ Ram mới hơn, thông số cas sẽ bắt buộc phải lớn hơn để các nhà sản xuất có thể nâng tốc độ (bus) của Ram. Đổi lại chúng ta sẽ có những ưu thế khác mang lại nhiều lợi thế hơn
Là dung lượng của 1 thanh Ram. Với máy chủ, hiện nay ta chỉ có thể mua được những thanh Ram ECC có dung lượng 4G, 8GB, 16GB, 32GB và mới nhất là 64GB ( đối với DDR4 ECC REG )
Điện thế hoạt động tiêu chuẩn của Ram. Ram ECC / Ram Server cũng hoạt động ở điện thế tiêu chuẩn như các loại Ram thông thường. Tuy nhiên do server thường có dung lượng Ram rất lớn, đồng thời lại được đặt tập trung ( tại các Data Center ) nên điện thế giảm đi của Ram ECC cũng đồng nghĩa sẽ tốt hơn cho mỗi Server và càng có ý nghĩa lớn hơn cho toàn bộ hệ thống lớn với nhiều server.
Xem thêm: Case server là gì? Tower server có phải là một dạng của case không?
Nâng cấp Ram cho server chính là nâng cao dung lượng cho các thanh Ram bằng cách cắm thêm các thanh Ram khác hoặc thay thế các thanh Ram có dung lượng cao hơn.
Với vai trò là thành phần chính quan trọng đảm bảo cho tốc độ sử dụng các ứng dụng và chạy cùng lúc nhiều nền tảng mà không bị treo, chậm hay đứng máy. Các phần mềm càng hiện đại, tính năng càng cao cấp hơn đồng nghĩa với việc chúng tốn Ram hơn khi vận hành. Và thường số lượng ứng dụng chạy nên qua các phiên bản hệ điều hành cũng tăng cao. Đến một lúc nào đó dung lượng Ram không còn đủ sức để phục vụ các ứng dụng và nền tảng này nữa. Khi Ram sắp đạt giới hạn thì hệ thống server sẽ ngày càng chậm chạp và trì trệ hơn.
Chính vì thế nâng cấp Ram server là điều cần thiết đả bảo hệ thống vận hành mượt mà, ổn định. Tuy nhiên việc nâng cấp Ram server cúng cần lưu ý đến những vấn đề như khả năng hỗ trợ và tính tương thích của Ram khi gắn vào server. Có như vận Ram mới nhận máy và hoạt động tốt hơn.
Copyright © 2018 THANHLY247.VN. Design by VDO Software