- Trang chủ
- ›
- Tin tức
- › Server - Máy Chủ
- ›
- Phân loại máy chủ theo nhu cầu công việc
Phân loại máy chủ theo nhu cầu công việc
Máy chủ được xem là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Khi sở hữu chúng, doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống server mà không cần phải đầu tư vào các máy trạm cá nhân khác. Vậy, với những công việc khác nhau, ta có cần lựa chọn các loại máy chủ khác nhau không? Nếu có, thì phân loại máy chủ như thế nào?
Tóm tắt nội dung
Phân loại máy chủ theo nhu cầu công việc khác nhau
Máy chủ ngày càng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty lớn. Và nếu để ý, một vài cá nhân cũng có nhu cầu sử dụng chúng nữa. Hiểu được sự cần thiết của máy chủ trong đời sống hiện nay, các hãng sãn xuất máy chủ nổi tiếng trên thế giới đã không ngừng nâng cấp sản phẩm của mình ngày một hiện đại hơn. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của mọi người dùng. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có không ít các đơn vị sản xuất máy chủ với những tên tuổi nổi tiếng như SuperMicrio, Dell, HP,… Căn cứ theo các hãng sản xuất, chúng ta có thể kể ra một số các loại server chủ yếu như sau:
+ Máy chủ IBM – IBM Server
+ Máy chủ Dell – Dell Server
+ Máy chủ SuperMicro – SuperMicro Server
+ Máy chủ Cisco – Cisco Server
+ Máy chủ HP – HP Server
+ Máy chủ Acer – Acer Server
+ Máy chủ Sun – Sun Server
Phân loại máy chủ theo phương pháp tạo ra chúng
Dựa theo phương pháp này, chúng ta có thể phân chia chúng thành 3 loại sau:
Máy chủ dùng riêng – Dedicated
Là máy chủ được dùng để chạy trên các phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như HDD, CPU, RAM, Card mạng,… Vì vậy, chúng còn có cái tên khác là máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi ta phải thay đổi cả phần cứng của máy chủ.
Máy chủ ảo – Virtual Private Server – VPS
Là máy chủ được tách ra từ máy chủ vật lý bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Khi đó, từ 1 máy chủ dùng riêng, ta có thể tách ra thành nhiều máy chủ vậy lý khác nhau. Chúng có khả năng chia sẻ toàn bộ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.
Máy chủ đám mây – Cloud Server
Là sự kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau.
Phân loại máy chủ theo hệ điều hành
Tương tự như máy tính, máy chủ cũng có thể sử dụng các hệ điều hành khác nhau. Về cơ bản, sẽ có 2 hệ điều hành chính cho chúng ta sử dụng, đó là Máy chủ Windows và máy chủ Linux. Chúng tôi sẽ có một bài viết riêng trình bày một cách chi tiết nhất về 2 loại máy chủ này. Giúp bạn giải đáp được thắc mắc khi nào nên lựa chọn máy chủ Linux? Khi nào nên lựa chọn máy chủ Windows.
Phân loại máy chủ theo nhu cầu công việc
Máy chủ là nơi lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu. Rồi chuyển chúng đến các máy trạm một cách liên tục, không đứt quãng. Máy chủ được thiết kế có thể chạy liên tục trong thời gian dài, hoặc chỉ tắt đi khi có sự cố nào đó cần bảo trì. Dựa theo nhu cầu công việc, chúng ta có thể phân chia ra thành các loại máy chủ sau:
Máy chủ cơ sở dữ liệu – Database Server
Database Server nhìn bên ngoài thì không khác gì máy tính thông thường. Nhưng bên trong đó có cài đặt các phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chẳng hạn như SQL server, MySQL, Oracle…
Cơ chế hoạt động:
Đây là một mô hình ứng dụng cơ bản nhất trên máy chủ. Chúng được chia ra làm 2 phần. Một phần chạy trên máy trạm, phần còn lại chạy trên máy chủ – nơi có nghĩa vụ kết nối dữ liệu và lưu trữ chúng.
Máy chủ FTP – FTP Server
FTP Server – giao thức truyền tập tin. Đúng như cái tên của chúng, máy chủ FPT thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông với giao thức TCP/IP.
Cơ chế hoạt động:
Để mô hình này hoạt động được, chúng cần có 2 máy tính: 1 máy chủ – 1 máy khách.
+ Máy chủ dùng để chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP và lắng nghe yêu cấu về dịch vụ của các máy tính khác trên cùng mạng lưới.
+ Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ.
FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet, tương tự như HTTP: Truyền các web từ máy chủ đến người sử dụng trình duyệt.
Máy chủ thư điện tử – SMTP server
SMTP server – giao thức truyền tải tín thư đơn giản: Là một chuẩn truyền tải thư điện tử đến các địa chỉ khác nhau trên Internet.
Máy chủ DNS – DNS server
Tương tự như máy chủ thư điện tử, DNS server là máy chủ phân loại tên miền. Mỗi máy tính, điện thoại hay thiết bị nào tham gia vào các hoạt động mạng đều được kết nối với nhau bằng địa chỉ IP. Nhằm mục đích truyền gửi thông tin, dữ liệu đến chính xác thiết bị cần nhận.
Máy chủ DHCP – DHCP Server
DHCP là một giao thức cấu hình động dựa trên địa chỉ IP. Bởi mỗi máy tính được cấu hình một cách tự động, vì vậy sẽ giảm được việc can thiệp vào hệ thống mạng. Sự có mặt của DHCP có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP đọng và các dữ liệu cấu hình TCP/IP khác. Ngoài ra, chúng còn có nhiệm vị trả lời khi máy khách DHCP có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.
Máy chủ ứng dụng – Applications Server
Là một chương trình có khả năng điều khiển tất cả các hoạt động, ứng dụng giữa người dùng và các ứng dụng tầng cuối của một tổ chức, doanh nghiệp hay các cơ sở dữ liệu. Dịch vụ này được sử dụng phổ biến cho các ứng dụng liên hợp về giao dịch cơ bản.
Máy chủ in – Printer Server
Là máy chủ được cài đặt trên một mạng làm nhiệm vụ định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm trong một mạng đó. Khi cần in, hãy gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu. Một dịch vụ in cho phép nhiều người cùng sử dụng.
Máy chủ Proxy
Là máy chủ đứng giữa một ứng dụng. Chúng có khả năng ngăn chặn/chuyển tất cả các yêu cầu tới máy chủ thật. Các máy chủ ủy nhiệm có 2 mục đích chính:
+ Có khả năng tăng linh động cho các hoạt động của nhóm người sử dụng
+ Có khả năng yêu cầu lọc để khóa hoặc không cho phép một kết nối đặc biệt nào đó yêu cầu ra hoặc vào máy chủ.
Trên đây là những cách phân loại máy chủ theo nhu cầu công việc. Thật vậy, với mỗi công việc khác nhau đòi hỏi chúng ta phải sử dụng máy chủ cũng như các thành phần, thiết bị không giống nhau. Thực tế, có rất nhiều đơn vị – cá nhân đã trang bị cho mình những sản phẩm máy chủ vô cùng hiện đại, nhưng cuối cùng lại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Kết quả là phải tìm đến những đơn vị thanh lý máy chủ uy tín để được thu mua lại. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm được những đơn vị thu mua lại máy chủ với mức giá cao, cạnh tranh như Thanh lý 247. Bán máy chủ thanh lý giá cao sẽ là giải pháp phần nào giúp bạn thu hồi vốn để trang bị cho mình những sản phẩm có giá trị tốt hơn, đáp ứng tối đa hơn nhu cầu sử dụng của mình.
Với những ai không có nhu cầu mua máy chủ mới cũng đừng vội nản chí. Bởi không phải mọi đơn vị máy chủ thanh lý đều là những sản phẩm cũ, không còn giá trị sử dụng đâu nhé! Thanh lý 247 – chuyên thu mua máy chủ thanh lý giá cao, đi kèm với đó là chất lượng vượt trội. Đây xứng đáng là một trong những địa chỉ hiếm hoi giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm máy chủ chất lượng, giá rẻ nhất!