- Trang chủ
- ›
- Tin tức
- › Server - Máy Chủ
- ›
- Sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường
Sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường
Khác với máy tính thông thường, máy trạm đã và đang được rất nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn và sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp, và các cá nhân trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết máy trạm là gì? Sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường ra sao. Để hiểu rõ hơn về 2 sản phẩm này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Máy trạm là gì? Máy trạm workstation là gì?
Workstation – máy trạm được biết đến như một máy tính thông thường, dành cho cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy tính có cấu hình mạnh hơn, nhanh hơn. Phù hợp với những ai thường xuyên làm việc với máy tính yêu cầu cấu hình cao để chạy các ứng dụng khoa học kĩ thuật. Đáp ứng nhiều khả năng hơn một máy tính thông thường.
Thật vậy! Máy trạm cung cấp hiệu suất cao hơn các loại máy tính để bàn thông thường, đặc biệt là CPU, đồ họa và khả năng xử lý đa nhiệm. Không chỉ dừng lại ở đó, máy trạm Workstation có khả năng phục vụ nhiều người dùng cùng một lúc.
>>> Bài viết cùng chủ đề: Cách khắc phục máy trạm Windows gặp sự cố mạng
Máy trạm và máy tính thông thường – những ưu điểm nổi bật
Sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường rõ biệt nhất là ở những ưu điểm của chúng. Đặc biệt, với máy trạm, chúng ta có thể kể đến như:
- Cấu hình và hiệu năng cao: Thông thường, máy trạm Workstation sẽ được xây dựng với cấu hình cao để đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng: Khả năng tính toán lớn và nhanh chóng; Xử lý đồ họa chuyên nghiệp; Không gian lưu trữ lớn; Tốc độ truy xuất cực nhanh,…
- Độ tin cậy cao: Máy trạm được trang bị các phần cứng cao cấp như: Bộ nhớ có khả năng kiểm tra lỗi ECC; Bộ nguồn công suất lớn; Hệ thống tản nhiệt mạnh mẽ,… giúp máy trạm có thể hoạt động hết công suất trong cả một thời gian dài mà không lo mệt mỏi hay gián đoạn công việc
- Chuyên nghiệp và dễ dàng nâng cấp: Hầu hét cá loại máy trạm đều được lắp đặt ở dạng Tool – less nên rất dễ tháo lắp linh kiện mà không cần dùng đến dụng cụ
Đôi điều về sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường
Có chứ! Máy trạm có rất nhiều những điểm khác biệt so với máy tính thông thường. Đó là:
Các điều kiện so sánh | Sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường |
Cấu hình và hiệu năng | – Khả năng xử lý đồ họa phức tạp như hình ảnh 3D, hình ảnh động – Máy trạm xử lý vô cùng nhanh chóng, bởi chúng được trang bị cấu hình mới nhất, hiện đạo nhất, có card đồ họa chuyên dụng mà ta hiếm thấy ở các mẫu máy tính thông thường. – Khả năng xử lý của máy tính chậm chạp, mất nhiều thời gian |
Cách xây dựng ngoại hình | – Máy trạm sở hữu một ngoại hình chắc chắn, rất chuyên nghiệp và vô cùng sang trọng. – Thiết kế sang trọng, hắc chắn, bền bỉ trước các tác động của môi trường. – Máy trạm được làm từ các vật liệu chịu lực rất tốt. – Phần cứng bên trong được sắp xếp một cách hợp lý, giúp người dùng có thể nâng cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng. – Phù hợp với mọi khách hàng cũng như mọi nhu cầu khác nhau. |
CPU – bộ xử lý | – Sở hữu CPU với hiệu năng cực mạnh và tần suất lớn – Hầu hết mọi máy trạm đều được trang bị bộ xử lý Intel Core i7 hay Intel Xeon. – Ưu điểm của bộ xử lý này là khả năng xử lý đa luồng, bộ nhớ đệm cao và tốc độ CPU khá nhanh,… |
Bộ nhớ RAM | – Được trang bị bộ nhớ RAM lên đến 16GB, sở hữu tốc độ cao cấp nhất tại thời điểm hiện tại. – Khả năng nâng cấp tối đa đến 4 RAM, giúp tăng tốc độ render hình ảnh chỉ trong vài giây. |
Bộ xử lý đồ họa | – Sở hữu công nghệ GPU – Công nghệ mới, cao cấp hơn nhiều máy tính thông thường. – Hầu hết các máy trạm đều được trang bị card đồ họa chuyên nghiệp. |
Ổ cứng | – Sở hữu tốc độ vòng quay cao nhưng vẫn rất an toàn. – Đồng thời, chúng có khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà vẫn đảm bảo lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn. |
Màn hình | – Màn hình được tích hợp công nghệ IPS. – Độ phân giải màn hình lớn, tờ 15.6 inch đến 17.3 inch – Độ phân giải Full HD lên đến 4K, mang đến hình ảnh sống động và vô cùng sắc nét. |
Các thành phần của máy trạm
Cũng giống như máy tính thông thường, một máy trạm sẽ được cấu thành bởi những thành phần chính sau:
CPU: Giúp máy trạm xử lý khối lượng công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thông thường, chúng sẽ được trang bị CPU Xeon với tốc độ vượt trội, bộ nhớ đệm và công nghệ xử lý ở mức cao nhất.
Main: Thông thường, Main máy trạm sẽ có những đặc điểm như:
- Được sử dụng các Chipset dòng cao cấp
- Hỗ trợ kênh lớn hơn máy tính
- Có nhiều khe cắm RAM với dung lượng nhiều hơn
- Chipset cấu hình RAID, cung cấp nhiều cổng giao tiếp SATA, SAS, SSD.
- Linh kiện chất lượng cao
- Có thể gắn nhiều hơn 1 bộ vi xử lý
RAM: Sở hữu RAM tối thiểu 4GB SDRAM 1333/1066/800MHz và có thể nâng cấp.
Đồ hoạ: Có 4 mức độ sức mạnh đồ họa trên máy trạm: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D. Thông thường, chúng sẽ được cung cấp bởi 2 nhà sản xuất lớn, đó là NVIDIA và AMD. Chúng được tối ưu một cách riêng biệt.
Ổ cứng: Dễ dàng yêu cầu truy xuất dữ liệu nhanh chóng và an toàn. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể cấu hình cho ổ cứng là RAID 0,1,… 10,…
Màn hình, Bàn phím và chuột: Là những linh phụ kiện cực kì quan trọng, không thể thiếu để điều khiển, di chuyển và cập nhật hình ảnh cho người dùng.
Một số linh phụ kiện khác kèm theo
Những ai nên sử dụng máy trạm?
Thông thường, những chuyên gian thiết kế, những ai làm việc trong lĩnh vực làm phim, hoạt hình hay thiết kế, khoa học đến truyền thông đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, mức giá của máy trạm mới trên thị trường hiện nay vô cùng cao, thậm chí chúng còn gấp nhiều lần so với máy tính thông thường. Vì vậy, trước khi lựa chọn, bạn hãy cân nhắc máy trạm có thực sự cần thiết cho nhu cầu của mình không? Có nhất thiết phải sử dụng máy trạm mới cấu hình cao không? Hay nhu cầu của mình chỉ cần máy trạm workstation đã qua sử dụng là đủ? Điều này quyết định rất nhiều đến chi phí cũng như khả năng sử dụng sau này của bạn đó!
Đên đây, bạn đã biết sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường chưa? Hy vọng với nội dung trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Và đừng quên theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích!