- Trang chủ
- ›
- Tin tức
- › Thủ thuật máy tính
- ›
- Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên IT
Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên IT
Để lựa chọn một chiếc laptop hoàn hảo đáp ứng công việc lập trình chưa bao giờ là một điều dễ dàng cả, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên. Và một phần không thể thiếu trong sự ưu tiên lựa chọn sản phẩm chính là mức giá. Bạn đã biết kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên IT là gì? Làm sao để lựa chọn được một sản phẩm chất lượng phục vụ cho nhu cầu học tập, giải trí cũng như công việc sau này của mình chưa? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu ngay thôi nào!
Tóm tắt nội dung
Những kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên IT
Mua một chiếc laptop để phục vụ cho 4 năm Đại Học, phục vụ cho nhu cầu giải trí cũng như công việc sau này là mong muốn của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên hiện nay! Vậy, để lựa chọn được một sản phẩm chất lượng, chúng ta cần quan tâm đến những thông số nào?
Kinh nghiệm chọn mua RAM
Hầu hết các mẫu máy tính xách tay hiện nay đều được đi kèm với thanh RAM tối thiểu là 4GB. Nhưng, đối với một lập trình viên, thì con số đấy dường như vẫn chưa đủ. Bởi nếu máy tính của bạn phải chạy máy ảo, thì con số 8GB sẽ phù hợp hơn.
Thông minh nhất là các bạn nên lựa chọn luôn chiếc laptop có sẵn 8 GB RAM và sau đó khi có điều kiện gắn thêm 1 thanh RAM 8 GB nữa để tổng cộng có 16 GB RAM sẽ thoải mái hơn.
Lựa chọn bộ vi xử lý (Chip/CPU)
Một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn mua laptop cho sinh viên IT đó chính là CPU. Vì sao lại vậy? Bởi hầu hết các mẫu laptop hiện nay khi mua về đều không thể nâng cấp được CPU. Vì vậy, bạn phải hết sức cẩn thận, chú ý cân nhắc ở tiêu chí này.
Lời khuyên tiếp theo, hãy chọn mua dòng laptop có CPU tối thiếu là core i5 để có được những trải nghiệm người dùng tốt nhất. Hoặc nếu bạn có điều kiện, thì hoàn toàn có thể đầu tư thêm một chút để lên core i7.
Thứ 3: Bạn nên chọn mua những chiếc laptop có CPU thế hệ mới nhất. Bởi Intel luôn cập nhật một cách đáng kể sức mạnh của các dòng vi xử lý của mình. Thật vậy, nếu bạn bỏ chút thời gian ra tìm nhiều, thì bạn sẽ thấy sự khác biệt kinh ngạc giữa CPU thế hệ thứ 7 và thế hệ thứ 8.
Hơn nữa, dân lập trình thì phải thường xuyên làm việc với nhiều tác vụ nên những con chip có 4 lõi, 8 luồng như i5 8250U hoặc thậm chí là 6 lõi, 12 luồng như i7 8550U là những sự lựa chọn tuyệt vời.
Chọn mua màn hình máy tính
Hiện nay trên thị trường có kích thước màn hình Laptop phổ biến đó là 13.3 inch, 14 inch và 15.6 inch.
Nhưng theo hầu hết các ý kiến cho rằng, các nhân viên IT tương lai chỉ nên lựa chọn mẫu laptop 13.3 inch hoặc 14 inch mà thôi. Bởi chúng ta phải di chuyển khá nhiều. Thật vậy, nếu xách đi thời gian đầu các bạn sẽ không thấy khó khăn gì. Nhưng sau một khoảng thời gian dài nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn, đặc biệt là khi bạn chọn những chiếc Laptop có kích thước màn hình vừa lớn mà trọng lượng vừa nặng khoảng 3kg (đừng quên là còn sạc và chuột nữa nhé).
Nếu muốn màn hình 15.6 inch thì mình khuyên các bạn nên chọn những chiếc Laptop có công nghệ màn hình NanoEdge siêu mỏng và trọng lượng khoảng 2kg trở xuống.
Hơn nữa, do phải làm việc nhiều giờ trên máy tính, nên chất lượng hiển thị hình ảnh của màn hình cũng là một yếu tố quan trọng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân lập trình. Vì vậy, một chiếc laptop với tối thiểu là màn hình Full HD cùng tấm nền IPS là một sự lựa chọn vô cùng sáng suốt.
Lựa chọn màn hình cảm ứng? Dân lập trình không cần đến cái đó đâu!! Nếu như bạn có tài chính, thì vẫn có thể thử xem sao Bởi thật ra, chúng cũng rất hữu ích cho việc giải trí hoặc truyền hình đó!
Chọn mua card đồ họa
Những mẫu máy tính sở hữu card đồ họa chuyên dụng sẽ có hiệu suất trải nghiệm game, làm đồ họa hay làm video tốt hơn.
Nhưng, đối với lập trình viên thì điều này cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì bạn không đi sâu vào lĩnh vực thiết kế – lĩnh vực cần tận dụng triệt để mọi sức mạnh của chúng, đúng không nào?
Chọn mua ổ cứng SSD hay HDD?
Sự lựa chọn sáng suốt nhất là bạn nên lựa chọn những sản phẩm nào có khả năng lưu trữ kép cả 2 ổ cứng SSD và HDD. Bởi ổ cứng SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn nhiều so với HDD thông thường. Đồng thời, cũng ít có khả năng hỏng hóc hơn. Tuy nhiên, do giá thành của SSD cao nên HDD vẫn là một sự lựa chọn tốt để bạn có thể lưu trữ dữ liệu với một dung lượng mà không tốc độ truy xuất quá cao.
Ổ cứng SSD bị hỏng rất nhanh? Bạn bị nhầm rồi nhé. Chỉ khi nâng cấp lên SSD, bạn mới cảm nhận được những trải nghiệm vượt trội !
Những tiêu chí lựa chọn mua laptop cho các ngành khác
Không chỉ riêng sinh viên IT, mà những sinh viên ngành khác cũng rất cần có một chiếc máy tính cá nhân để phục vụ nhu cầu sử dụng của mình. Cho dù bạn lựa chọn máy tính cho công việc, nhu cầu học tập hay chọn mua laptop chơi liên minh, cũng cần phải chú ý đến một số gạch đầu dòng sau:
Chú ý đến PIN, bàn phím và vỏ máy
ở Việt Nam, đặc biệt là trong các trường học, thư viện, hay quán cà phê, quán nhậu,… thiếu ổ điện là tình trạng không thể tránh khỏi. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng pin của bạn có thể trụ được khoảng 4 tiếng không cần cắm sạc cho mỗi lần sử dụng.
Bàn phím là thành phần rất quan trọng, bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến cảm hứng của người làm việc. Sẽ chẳng ai thích sử dụng một chiếc máy tính mà bàn phím trục trặc, bị đổi phím, kẹt phím,… đúng không nào? Đồng thời cũng nên ưu tiên bàn phím có đèn để việc hoạt động về đêm được thuận lợi hơn nhé!
Ổ đĩa DVD
Thật ra là từ lúc mua laptop đến giờ mình vẫn chưa xài ổ DVD của mình lần nào. Gần đây mình đã gỡ nó ra và thay bằng một ổ HDD 1 TB để có thể lữu trữ nhiều hơn. Các bạn cũng có thể cân nhắc phương án của mình nhưng nếu máy bạn của khả năng lưu trữ kép thì việc có DVD là không cần thiết!
Về giá thành
Đây là vấn đề quan trọng vì không phải túi tiền ai cũng như nhau. Nhưng đối với sinh viên thì mình nghĩ nên đầu tư trong khoảng từ 15-25 triệu. Ít hơn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các bạn còn nhiều hơn thì sẽ hơi lãng phí tiền bạc của gia đình.
Một số mẫu laptop dành cho sinh viên lập trình
Theo Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên IT trên, bạn có thể tham khảo một số mẫu laptop chi tiết mình có biết qua dưới đây:
Code iOS: Macbook Pro, Macbook Air.
Cao cấp, code bay tóc trong 4 năm: Asus Zenbook UX 333 (433 hay 533 tùy bạn), Dell XPS 9370, Dell Latitude 7490, Lenovo Thinkpad T480s, Dell Insprion 7570…
Tầm trung, thích hợp cho sinh viên: Asus Vivobook S430 (330,550 đều được), Lenovo Thinkpad T470, HP Pavilion 14, Dell Inprison 5570,..
Trên đây là những Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên IT mà mình muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng bài bạn sẽ cập nhật thêm được nhiều thông tin hữu ích để có thể lựa chọn cho mình được một sản phẩm thật phù hợp với nhu cầu.
Ngoài ra, nếu laptop của bạn đã quá cũ, hoặc muốn nâng cấp chúng lên một dòng sản phẩm mới, hiện đại hơn, thì đừng quên tìm đến Thanh lý 247 nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn thu mua máy tính cũ giá cao, chất lượng, uy tín nhất với dịch vụ thu mua máy tính cũ giá cao trên phạm vi Toàn Quốc. Chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng!
Chúc bạn thành công!
Nội dung bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá 5 sao và chia sẻ cho bạn bè, người thân của mình cùng tham khảo nhé!