Hiện nay có rất nhiều thắc mắc liên quan đến những thiết bị mạng. Chúng thường xoay quanh những câu hỏi như Hub là gì? Router là gì? Bridge là gì, có hình dáng ra sao? Gateway là gì? Chúng có tác dụng gì? Đặc biệt là Switch là gì? Nó được ứng dụng trong trường hợp nào? Nói một cách chung nhất, chúng đều là những bộ chuyển mạch. Chúng xuất hiện hầu hết trong hạ tầng mạng của tổ chức hay một doanh nghiệp bất kỳ. Để hiểu thêm về những bộ chuyển mạch này, hãy để Thanh Lý 247 giúp đỡ bạn.
Tóm tắt nội dung
Switch là một thiết bị chuyển mạch tối quan trọng trong mạng. Switch dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo cấu trúc hình sao (star). Trong cấu trúc liên kết này, switch đóng vai trò trung tâm. Tất cả các thiết bị vệ tinh khác kể cả máy tính đều được kết nối về đây. Từ đó định tuyến tạo đường nối tạm trung chuyển dữ liệu đi. Ngoài ra, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền. Đây là điều mà các thiết bị khác không làm được.
Vấy có có thể hiểu đơn giản switch là gì? Thiết bị chuyển mạch switch như cảnh sát giao thông phân luồng dữ liệu của một mạng cục bộ. Nó có khả năng chọn đường dẫn để quyết định chuyển frame (đơn vị của tầng liên kết dữ liệu) lên mạng LAN hoạt động hiệu quả hơn. Switch nhận dạng máy được kết nối với nó nhờ đọc địa chỉ MAC nguồn trong frame. Khi hai máy trong mạng liên lạc với nhau, chính Switch sẽ tạo mạch ảo giữa hai cổng tương ứng mà không làm ảnh hưởng đến lưu thông trên các cổng khác.
Mạng LAN hoạt động ổn định, hiệu suất cao là nhờ Switch. Switch có khả năng tạo đường dẫn kết nối ảo giữa hai thiết bị với nhau mà không làm ảnh hưởng đến những kết nối khác.
Switch giúp cho các hoạt động diễn ra một cách song song (có thể đọc – ghi, nghe – nói) cùng lúc trên cùng một thiết bị. Ưu việt hơn khi không phải chia sẻ băng thông giống như các thiết bị tương tự khác, không ảnh hưởng đến kênh truyền khác cũng như không bị ảnh hưởng bởi chúng. Hơn nữa với cơ chế tự kiểm tra lỗi Frame nên sẽ giảm tỉ lệ lỗi trong frame. Các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).
Switch hoạt động chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu Layer 2 hay còn gọi là Switch Layer 2 trong mô hình tham chiếu OSI (mô hình lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng). Nó có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở mức ngưỡng nào đó. Một Switch Layer 2 đi kèm với các loại giao diện khác nhau. Ví dụ như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps,… Tất nhiên là nó cũng hỗ trợ giao tiếp Full-duplex trên mỗi cổng của nó.
Không chỉ có thế, mỗi Switch đều tạo điều kiện để mở rộng mạng và kết nối với phần còn lại của mạng thông qua các cổng Uplink tốc độ cao. Có thể kết nối với các thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2 khác hay các Switch Layer 3 định tuyến. Tóm lại, một Switch hoạt động như một bộ điều khiển trung tâm. Cho phép tất cả các thiết bị kết nối đến nó giao tiếp hiệu quả.
Switch có hai đặc điểm riêng biệt:
Hub là một điểm kết nối chung cho các thiết bị trong mạng và thường được sử dụng để kết nối các phân đoạn của mạng LAN. Khi một gói dữ liệu đến một cổng, nó được sao chép và gửi tới tất cả các cổng khác. Hub có tác dụng kết nối nhiều máy tính hoặc các thiết bị mạng khác lại với nhau. Khác với bộ chuyển đổi và bộ định tuyến mạng, Hub không có bảng định tuyến thông minh về nơi gửi dữ liệu mà phát tất cả dữ liệu trên mỗi cổng kết nối. Do đó đem lại rủi ro về bảo mật dữ liệu. Trước đây, Hub mạng khá phổ biến vì có giá rẻ hơn switch hoặc router. Tuy nhiên hiện nay, Switch và Router có giá thành rẻ đã là sự lựa chọn tốt hơn.
Xem thêm: Thanh lý thiết bị mạng cũ chính hãng
Như vậy, tương tự như Switch, một thiết bị khác khá phổ biến là Hub. Về cơ bản thì cả hai thiết bị chuyển mạch này có vai trò tương đương nhau, giúp kết nối nhiều máy tính và thiết bị với 1 mạng và chúng đóng vai trò là trung tâm.
Tuy nhiên, thay vì tạo ra mạng ảo kết nối giữa hai thiết bị thì Hub sẽ chia sẻ bang thông trên cùng một đường truyền. Khi có hai máy trạm giao tiếp với nhau thì chúng sẽ chiếm dung lượng băng thông đáng kể. Khi đó hoạt động của các thiết bị khác kết nối vào Hub sẽ bị giảm xuống. Nói như vậy để so sánh được thiết bị chuyển mạch Switch thông minh và ưu việt hơn hẳn.
Repeater hay WiFi repeater là bộ mở rộng wifi. Đây được xem là thiết bị hỗ trợ để mở rộng vùng phủ sóng mạng wifi trong nhà. Nghĩa là nó hoạt động bằng cách nhận tín hiệu wifi hiện có trong nhà bạn, rồi khuếch đại và truyền lại tín hiệu đó đến các thiết bị mà bạn sử dụng.
Với bộ mở rộng wifi, bạn có thể nhân đôi hiệu quả diện tích vùng phủ sóng của mạng wifi đến mọi ngõ ngách trong nhà hoặc văn phòng, thậm chí là các tầng khác nhau và mở rộng vùng phủ sóng ra đến sân vườn nhà bạn.
Xem thêm: Lắp đặt hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ cần wifi không?
Router hay còn gọi là thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến. Là thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình được gọi là định tuyến. Về cấu tạo, Router là một thiết có các cổng mạng LAN. (Có thể có 1 hoặc rất nhiều cổng LAN). Hoặc bao gồm luôn cả ang-ten (râu) phát sóng wifi.
Chức năng của Router
Router muốn phát sóng WiFi hoặc chuyền các gói tín hiệu (tức là tín hiệu mạng internet) cho chúng ta sử dụng thì Router phải được gắn với modem. Modem ở đây có thể là modem 1 cổng, modem 4 cổng, modem wifi 1 cổng hay modem wifi 4 cổng đều thỏa mãn; Modem này đã được đấu nối với đường truyền Internet của nhà mạng.
Bridge là gì? Bridge là một thiết bị được dùng để ghép nối 2 mạng khác nhau để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng khác nhau. Nếu có một gói tin được gởi từ mạng này sang một mạng khác. Bridge sẽ sao chép lại gói tin này, đồng thời gởi nó đến mạng đích.
Gateway là thiết bị mạng làm chức năng chuyển đổi giữa các loại mạng hoặc các ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác nó đóng vai trò làm phần tử cầu nối và chỉ tham gia vào một cuộc gọi khi có sự chuyển tiếp từ mạng H.323 (ví dụ như mạng LAN hay mạng Internet) sang mạng phi H.323 (ví dụ mạng chuyển kênh hay PSTN). Một Gateway có thể kết nối vật lý với một hoặc nhiều mạng IP hay với một hoặc nhiều mạng chuyển mạch kênh. Gateway có thể chuyển đổi giao thức của một mạng thành một giao thức khác, thông qua đó, kết nối các mạng có giao thức khác nhau lại với nhau.
Copyright © 2018 THANHLY247.VN. Design by VDO Software