thanhly247.vn tuyển đối tác tham gia hệ thống cơ sở thu mua hàng thanh lý tại 63 tỉnh thành phố
>> Xem chi tiết <<

CPU là gì? Các thành phần cấu tạo của CPU

CPU – một trong những thành phần nhỏ bé nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta xử lý mọi dữ liệu vô cùng hiệu quả trên máy tính, máy chủ của mình. Có bao giờ bạn tự đặt cho mình câu hỏi “CPU là gì?”; “CPU được cấu tạo ra sao?”; “CPU bao gồm những thành phần gì?”… không? Hãy cùng Thanh lý 247 điểm qua đôi nét cơ bản về CPU và trả lời cho những thắc mắc này ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

CPU là gì? Các thành phần cấu tạo của CPU

CPU là gì? Các thành phần cấu tạo của CPU

Giới thiệu khái quát về CPU

Theo bạn, CPU là gì? CPU là viết tắt của cụm từ Central Prossesing Unit – trung tâm xử lý dữ liệu.

Hiểu một cách đơn giản, đây chính là bộ phận đầu não, bộ phận trung tâm làm nhiệm vụ điều khiển hoạt động của hầu hết mọi thành phần trong máy tính. CPU có khả năng phân tích và xử lý mọi dữ liệu ngay khi chúng nhận được yêu cầu từ người dùng.

CPU nói chung và CPU server là một mạch xử lý dữ liệu phức tạp, được tích hợp từ hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ, làm nhiệm vị xử lý dữ liệu theo các chương trình đã được thiết lập từ trước đó.

Thành phần – cấu tạo của CPU

CPU được cấu tạo bởi 3 thành phần chính, bao gồm: Bộ điều khiển, bộ số học logic và thanh ghi. Trong đó:

Thành phần – cấu tạo của CPU

Thành phần – cấu tạo của CPU

+ Bộ điều khiển – Control Unit

Là thành phần có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình điều khiển. Chúng được điều tiết bởi các xung nhịp đo của đồng hồ hệ thống.

+ Bộ số học Logic – ALU-Arithmetic Logic Unit

Là bộ phận làm nhiệm vụ thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và đơn vị xử lý tín hiệu. Đúng như cái tên, bộ phận này làm nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học như cộng, trừ, nhân, chia, các phép toán so sánh lớn hơn, nhỏ hơn và nhiều phép tính logic học khác.

+ Thanh ghi – Register

Được dùng để ghi lại các tập lệnh trước và sau khi đã được xử lý.

>>> Với những thành phần trên, tính đến thời điểm hiện tại thì CPU đã sở hữu xung nhịp mặc định rất cao, điều đó giúp chúng thực hiện phân tích, tính toán nhanh và tốt hơn nhiều so với trước đây. Không chỉ dừng lại ở đó, CPU hiện nay còn được trang bị công nghệ siêu phân luồng, giúp sử dụng tài nguyên của bộ vi xử lý được hiệu quả hơn, cho phép mỗi nhân của CPU xử lý được nhiều luồng hơn trước kia.

CPU máy tính và CPU Server có điểm gì khác nhau?

Về cơ bản, cấu tạo của CPU máy tính và CPU server không có nhiều khác biệt. Nhưng, CPU Server có một số ưu điểm vượt trội hơn những CPU PC thông thường. Cụ thể:

+ Về số nhân, số luồng

Thông thường, các CPU máy tính sẽ chỉ sử dụng chip 2 nhân, 4 nhân hoặc 6 nhân thông dụng. Còn với các CPU Server thì lại khác, chúng thường sử dụng CPU đa nhân, mà cụ thể là 8 nhân để đáp ứng tối đa nhu cầu xử lý công việc. Đặc biệt, CPU server còn sử dụng công nghệ siêu phân luồng, giúp cải thiện hiệu năng của chip một cách đáng kể.

Thật vậy, khi được trang bị CPU đa nhân, chúng có thể xử lý nhiều công việc trong cùng một thời gian hay xử lý những công việc lớn nhanh hơn bình thường. Giúp người dùng tiết kiệm được tối da thời gian và nâng cao hiệu suất công việc.

+ Bộ nhớ cache

Không chỉ xuất hiện trên RAM và ổ cứng, bộ nhớ Cache còn xuất hiện trên cả CPU. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải sử dụng đến bộ nhớ chính của mình để lưu trữ thông tin cũng như các tập lệnh. Nhờ đó mà tốc độ xử lý của CPU cũng nhanh hơn, đặc biệt là máy chủ. Bởi Cache máy chủ lên đến 24MB (tương đương với Xeon E7), còn cache trên các PC chỉ là 6MB (core i7).

+ Xung nhịp, tốc độ xử lý

CPU máy tính có xung nhịp nhanh, đáp ứng các yêu cầu tức thời, phù hợp với những công việc cá nhân và chơi game. Tuy nhiên, do xung nhịp nhanh nên CPU rất dễ nóng và độ bền thấp hơn nhiều so với CPU Server.

+ Socket

Socket của CPU Server hỗ trọ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU,…. mà CPU PC không đáp ứng được.

+ Khả năng tiết kiệm điện năng

CPU Server được xây dựng trên nền tảng Intel Xeon nên có khả năng tiết kiệm điện năng khá tốt. Tính năng này có thể không quá quan trọng đối với 1 người dùng, nhưng nếu máy tính hoạt động liên tục 24/7 thì chi phí bỏ ra cho điện năng máy tính là một con số khá lớn đó. Đây cũng là một mối bận tâm khá lớn của các doanh nghiệp, có lẽ 1 phần vì lý do này mà họ thường lựa chọn CPU Server mà không phải CPU máy tính thông thường.

Ngoài những tính năng nổi bật trên, CPU Server vẫn còn một vài những tính năng vượt trội khác như: Tính khả dụng, tính bảo mật dữ liệu và khả năng bảo trì,…

>>> Đến đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc CPU là gì, các thành phần cấu tạo của CPU cũng như điểm khác biệt giữa CPU PC và CPU Server là gì rồi chứ? Và tiếp theo, chúng ta cùng đi tìm hiểu cách phân loại phổ biến trên thị trường hiện nay, để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về vấn đề này nhé!

Các loại CPU phổ biến

Hiện nay, CPU được phân loại theo 2 tiêu chí: Hãng sản xuất và nhu cầu sử dụng, để người dùng có thể tiện lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình.

Phân loại CPU theo hãng sản xuất

Đã có rất nhiều hãng sản xuất CPU khác nhau tính đến thời điểm hiện tại. Trong đó, ta không thể không nhắc đến 2 hãng sản xuất CPU nổi tiếng nhất từ trước đến nay, đó là AMD và Intel.

+ Intel: Hãng sản xuất CPU nổi tiếng trên Thế Giới – Một thương hiệu đã đi sâu vào tiềm thức của người dùng bởi độ bền cao và tính ổn định.

CPU là gì? Các loại CPU phổ biến

CPU là gì? Các loại CPU phổ biến

Được ra đời từ khá lâu, CPU Intel đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau:

  • CPU intel Pentium: Là CPU được sản xuất từ những năm 2000 với xung nhịp dao động từ 1.1 GHz đến 3.5 GHz. Tuy đến thời điểm hiện tại, chúng không còn được sản xuất nữa, nhưng vẫn nhận được sự quan tâm tin tưởng của rất nhiều người dùng nhờ tính ổn định và giá thành tương đối rẻ.
  • CPU Intel Celeron: Đây là dòng sản phẩm được sản xuất để phục vụ các nhu cầu cơ bản của người dùng, như lướt web, đọc báo,… nếu so sánh CPU Intel Celeron với bản Pentium để thực hiện những yêu cầu cơ bản của người dùng thì dường như tốc độ của chúng là ngang nhau. Nhưng khi sử dụng các ứng dụng nặng hơn thì Pentium vẫn cho người dùng thấy sự vượt trội của mình nhờ tốc độ xử lý nhanh hơn từ 1,5 đến 2 lần.
  • CPU Intel Braswell: Braswell được biết đến là thế hệ CPU Core i5. Thông thường, sản phẩm này không được bày bán riêng lẻ như các CPu Intel khác. Bạn chỉ có thể tìm thấy chúng trên các dòng máy tính bảng hay điện thoại mà thôi.
  • CPU Intel Core i: Tính đến thời điểm hiện tại, sẽ chẳng khó khăn gì để bắt gặp các dòng CPU phổ biến như Intel Core i3, i5, i7, i9 và Intel Xeon. Cứ như vậy, các sản phẩm thế hệ sau luôn được nâng cấp mạnh mẽ hơn so với thế hệ trước đó. Thậm chí, một số sản phẩm còn được tích hợp card đồ họa mạnh với các công nghệ hiện đại khác.

+ Từ giữa năm 2017 đến nay, AMD đã khẳng định được thương hiệu của mình, sự trở lại mạnh mẽ này đã giúp người dùng luôn có những sự lựa chọn ổn định và đảm bảo nhất. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa 2 thương hiệu này đã mang đến cho người dùng không ít sự lựa chọn.

Các loại CPU phổ biến

Các loại CPU phổ biến

Với ADM, một số CPU phổ biến như dòng socket AM4, TR4, AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7 và AMD Ryzen threadripper.

Phân loại CPU theo khả năng xử lý công việc

Để phân loại theo khả năng xử lý và sức mạnh làm việc, CPU còn được chia theo 4 loại sau:

+ CPU cấp thấp: Intel Celeron, atom: Chủ yếu thường được dùng cho các loại máy tính bảng, Netbook hay các thiết bị di chuyển nhẹ nhàng, khả năng xử lý công việc thấp. Chủ yếu là những sản phẩm thường được dùng cho đối tượng là khách hàng thường xuyên lướt web, xem phim.

+ CPU cấp trung bình thấp: Intel Pentinum: Thông thường, các dòng lapatop – máy tính sử dụng CPU này là những thiết bị có khả năng xử lý dữ liệu trung bình, những sản phẩm nhẹ, dễ di chuyển; Với máy tính bàn, đây là những dòng máy khá phù hợp để chơi game online hay một số tựa game Offline không yêu cầu cao.

+ CPU trung bình cao: AMD Ryzen, Intel Core i3,i5: Đây là loại CPu phổ biến trên thị trường hiện nay. Chúng có thể thực hiện rất nhiều khả năng trong cùng một thời gian. Phù hợp với những ai có nhu cầu chơi game hay thực hiện những ứng dụng đồ họa cơ bản.

+ CPU cao cấp: AMD Threadripper; Intel core i7, Intel Core i9, Intel Xeon,… là những sản phẩm cao cấp, với khả năng xử lý – tính toán vô cùng nhanh nhạy. Chúng hoàn toàn phù hợp với các game thủ yêu cầu cấu hình cao, các streamer hoặc các kĩ sư, thiết kế, coder…

CPU quan trọng như thế nào?

Sự xuất hiện của CPU giúp mọi thiết bị chạy nhanh hơn, vì nó chịu trách nhiệm thực thi toàn bộ các lệnh trong chương trình. Chỉ khi CPU hoạt động càng nhanh, thì mọi chương trình của bạn mới khởi động và chạy nhanh được.

Không chỉ dừng lại ở CPU, lựa chọn cấu hình máy tính văn phòng như thế nào cho hợp lý, phù hợp với CPU cũng là điều rất nhiều người dùng đang quan tâm. Click để tìm hiểu thêm…!

CPU là gì? CPU quan trọng như thế nào?

CPU là gì? CPU quan trọng như thế nào?

Hiểu được CPU là gì, cũng như nhu cầu sử dụng CPU ngày một tăng cao bởi sự quan trọng của nó, chúng tôi cần thu gom lô hàng CPU số lượng lớn. Cụ thể, với những thông số chi tiết như sau:

Các loại CPU 1K-3K CPU dùng cho máy chủ / server.

Các loại CPU mã hàng/ dòng E3-1200, E5600, X5600, E5-2600 hỗ trợ gắn cho các dòng máy chủ sử dụng CPU support socket 1366, socket 2011

CPU Intel Xeon Processor E5-2600 Series

CPU Intel Xeon Processor E5-2600-v2 Series

CPU Intel Xeon Processor E5-2600-v3 Series

CPU Intel Xeon Processor E5-2600-v4 Series

CPU Intel Xeon Processor E3-1200 Series

CPU Intel Xeon Processor E3-1200-V2 Series

CPU Intel Xeon Processor E3-1200-V3 Series

CPU Intel Xeon Processor E3-1200-V4 Series

CPU Intel Xeon Processor E3-1200-V5 Series

CPU Intel Xeon Processor E3-1200-V6 Series

CPU Intel Xeon Processor E5600 Series

CPU Intel Xeon Processor X5600 Series

Nếu bạn đang có nhu cầu thanh lý CPU, thanh lý máy tính cũ đã qua sử dụng tại các địa điểm thu mua hàng thanh lý giá cao, chất lượng, thủ tục nhanh chóng, thì hãy liên hệ ngay với Thanh lý 247 để được đáp ứng toàn bộ những yêu cầu đó. Thông tin của chúng tôi:

📮Email: [email protected]

🌐Website: www.thanhly247.vn

Hotline: 0913560868

>>> Các tìm kiếm liên quan: CPU là gì – CPU la gi – khái niệm CPU – các thành phần của CPU là gì – CPU có các thành phần gì – thành phần cấu tạo của CPU – thành phần cấu tạo của CPU là gì

About uyenvdo

“Mua của người chán và bán cho người cần” đó chính là một trong những lý do mà Công ty Thu mua hàng thanh lý 24/7 ra đời, nhằm thanh lý các mặt hàng tồn kho, sản phẩm dư thừa & không mong muốn thông qua các giải pháp phù hợp, cung cấp cho bạn các dịch vụ thanh lý toàn diện nhất, phổ rộng nhất. Cho phép bạn không chỉ thanh lý không giới hạn, mà còn thanh lý nó ở giá trị cao nhất.
Nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Thu mua Hàng Thanh lý 24/7 được đánh giá là dịch vụ tốt nhất trong cả nước và được khách hàng tin tưởng để có được giá trị tốt nhất cho tài sản của bạn. Dịch vụ thu mua và thanh lý đáng tin cậy với các hàng hóa đã qua sử dụng hoặc không mong muốn dưới nhiều hình thức khác nhau như thanh lý thiết bị điện tử - viễn thông, thiết bị gia dụng hoặc thiết bị nội thất & ngoại thất văn phòng...
Thanhly247.vn sẽ giúp bạn hiện thực hóa tài sản của công ty, cá nhân, giải quyết tất cả các hàng hóa, sản phẩm còn tồn đọng... mang lại cho bạn một không gian làm việc hiệu quả nhất.

Hotline